Đó là những chia sẻ của chị Hieu Le về ngôi nhà được chồng xây dựng cho. Chị vui mừng và ngạc nhiên trước khả năng của chồng, khi anh đã biến một mảnh đất bé nhỏ thành một nơi xanh tươi, nơi có thể trồng rau, cỏ, cây cảnh, và tận hưởng ánh sáng và gió mát mỗi ngày.
Gia chủ tâm sự:
Tôi nghĩ về ngôi nhà của mình đã từ rất lâu, khi tôi còn là cậu bé, hằng ngày chăn đàn bò đi qua những cánh đồng, len lỏi vào luỹ tre làng mạc, thôn xóm… lúc thì như tổ chim trên cây, lúc thì chỉ cần mái tranh vách đất, hoặc một ngôi nhà cũ kỹ nằm cạnh suối giữa rừng…
Tôi thấy mình là một gã đầy phức tạp…
Từ miếng đất có tường rào cũ bao quanh, tôi tự làm ngôi nhà của mình “nhà dế mèn” theo tên con trai tôi, bằng những thứ vật liệu: gỗ, sắt, gạch… đã qua sử dụng. Do tôi thích tác phẩm “ Dế Mèn Phiêu Lưu Ký” của nhà văn Tô Hoài, nên đặt tên con trai là “dế mèn” với hy vọng con tôi có thể tự lập, đi khắp nơi, phơi nắng uống sương, tự do, gáy te tét vang trời… trải nghiệm càng nhiều thứ khó khăn càng tốt. Đương nhiên một công trình quá nhỏ bé không thể nào nói hết những thứ mình cần, lại càng không phải viết nên một câu chuyện gì to tát. “Nhà dế mèn” là nơi tôi dành tặng vợ và con trai, nơi con tôi có thể ở trong nhà hoặc ra ngoài sân nghịch nắng, hay leo lên mái chơi trên bãi cỏ, ngửa mặt lên trời ngắm trăng sao, mơ mộng điều gì mà nó thích… là tùy, bởi một không gian hầu như mở hoàn toàn.
Xin cảm ơn tất cả những ai tham gia trực tiếp xây dựng tạo nên ngôi nhà này, cảm ơn vợ con tôi, nguồn cảm hứng bất tận giúp tôi viết nên câu chuyện rất nhỏ “nhà dế mèn”, một nơi an trú rất giản đơn, an yên và dung dị
Ngôi nhà nằm tại vị trí xưa kia là ruộng muối, sau được san lấp và quy hoạch thành khu dân cư mới tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Khu vực này nền đất khá yếu, nơi đây muốn xây dựng một ngôi nhà phố khoảng 2 – 3 tầng thì phải ép cọc sâu khoảng 10 – 15m. Giải pháp đưa ra là làm sao thiết kế ngôi nhà một trệt hai lầu (3 tầng) mà không phải ép cọc xử lý nền, đồng thời sử dụng lại hệ móng cũ của tường rào có sẵn, bổ sung các hệ kết cấu dầm, sàn các tầng và mái sao cho chịu tải nhẹ nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực.
Từ một mảnh đất nhỏ bao quanh bởi những bức tường cũ, anh chồng đã xây dựng ngôi nhà của riêng mình – “Nhà Dế Mèn” – được đặt theo tên con trai, bằng vật liệu tái chế: gỗ, thép và gạch cũ. Tất nhiên, một cấu trúc quá nhỏ không diễn đạt được tất cả, và chắc chắn nó không thể kể một câu chuyện hoành tráng. “Nhà Dế Mèn” là nơi người chồng gửi gắm bao tình cảm dành cho vợ và con trai. Một không gian dành cho những trải nghiệm, nơi con trai của họ có thể chơi trong nhà hoặc ngoài sân, trồng rau, trèo lên mái nhà nằm trên bãi cỏ, ngắm trăng sao và ước mơ bất cứ điều gì bé thích… một không gian hoàn toàn mở.
Khi nhìn những hình ảnh được chị vợ chia sẻ, điều tôi thích nhất ở Nhà Dế Mèn là khu vườn trên mỗi tầng lầu. Khu vườn này có đầy đủ các loại cây trồng và hoa, tạo nên một không gian xanh mát và thư giãn.
Địa điểm: Thành phố Phan Thiết
Kiến trúc sư: Country House. Architecture
Diện tích: 200m
2Năm hoàn thành: 2023
Gia chủ thường ngồi ở đó vào buổi sáng, tối: uống một tách cà phê và nghe tiếng chim hót, hay ngắm trăng vào mỗi đêm, Dế Mèn thì nằm vẻn vẹn trong khung tròn để đọc sách. Đó là điều tuyệt vời và giúp người ta cảm thấy rất thư giãn, tôi tin thế.
Ngôi nhà này đã cho tôi thêm nhiều hiểu biết về thiết kế như việc một ngôi nhà không cần phải có quá nhiều vách ngăn nhưng nên kết nối được nhiều không gian nhất có thể, có không khí trong lành bên ngoài. Không cần phải làm bằng bê tông kiên cố. Những thứ cũ kỹ như gỗ từ những ngôi nhà cũ, gạch đá, gỗ pallet đã qua sử dụng,… vẫn có thể được tận dụng để tạo nên một ngôi nhà hai tầng hoặc ba tầng.
"Tôi yêu ngôi nhà của mình, và tôi rất biết ơn công việc của chồng tôi là kiến trúc sư. Anh ấy nói rằng mình không có nhiều công trình vì anh không thể xây những ngôi nhà hộp như bao ngôi nhà ngoài kia, nhưng đối với tôi điều tuyệt vời nhất của người kiến trúc sư là tạo một không gian đáng sống cho gia chủ.
Biết ơn anh, biết ơn cuộc sống hiện tại này!", chị Hieu Le chia sẻ.
Từ câu chuyện này, mình nghĩ một tổ ấm – ngôi nhà đã hình thành thật tự nhiên và thoáng đãng, không cần có quá nhiều vách ngăn hay cột kèo giằng đỡ, nhưng vẫn kết nối được càng nhiều không gian nơi ăn ở-chỗ vui vầy cả nhà bên nhau. Thông thoáng khí trời, cây xanh lòa xòa, nhìn đâu cũng thấy mở và gợi. Với những thứ cũ kỹ được tận dụng như gỗ từ xác nhà cũ, gạch đá thô chẻ ra, gỗ thông đã qua sử dụng… vẫn có thể làm được căn nhà 2 – 3 tầng, hoàn toàn khả thi. Các bác có thể them khảo nhé!
Nội dung + ảnh được chị Hieu Le chia sẻ trên MXH, mình tìm hiểu và viết lại!