Nguyễn Đỗ Việt

Nguyễn Đỗ Việt

[Series] Người trong cuộc BĐS nên làm gì trong hoàn cảnh hiện nay?

Trong bối cảnh Việt Nam đang quay cuồng trong làn sóng Covid lần thứ 4, tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội đều bị bầm dập nặng nề bởi đại dịch, Bất động sản (BĐS) không phải là ngoại lệ. Đã có quá nhiều bài viết, nhận định trái chiều về thị trường BĐS, quá nhiều lời khuyên về đầu tư, tài chính…. người đọc, người tham gia thị trường đang bơi trong ma trận thông tin thật giả lẫn lộn.

[Series] Người trong cuộc BĐS nên làm gì trong hoàn cảnh hiện nay? - 1

Bài 1: “Biết địch…”

 Trong bối cảnh Việt Nam đang quay cuồng trong làn sóng Covid lần thứ 4, tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội đều bị bầm dập nặng nề bởi đại dịch, Bất động sản (BĐS) không phải là ngoại lệ. Đã có quá nhiều bài viết, nhận định trái chiều về thị trường BĐS, quá nhiều lời khuyên về đầu tư, tài chính…. người đọc, người tham gia thị trường đang bơi trong ma trận thông tin thật giả lẫn lộn. Có tới 71% người “ không biết tìm lời khuyên tin cậy về tài chính ở đâu” (theo “Báo cáo sức khỏe tài chính và ngân hàng khu vực Châu Á- Thái Bình Dương” của Backbase- ủy quyền cho Forrester Consulting vừa thực hiện qua phỏng vấn sâu (Deep Interview) với 900 người tiêu dùng của  ngành ngân nhàng và 450 lãnh đạo cao cấp, chuyên gia có ảnh hưởng trong các tổ chức tài chính tại 10 quốc gia trong đó có Việt Nam). Trong vai “ Người trong cuộc” tác giả có vài thiển ý “Người trong cuộc BĐS” nên làm gì trong bối cảnh hiện nay.

Người trong cuộc BĐS nên làm gì trong hoàn cảnh hiện nay?
Người trong cuộc BĐS nên làm gì trong hoàn cảnh hiện nay?

 Để có thể đưa ra được ý kiến sát thực tế, bắt buộc chúng ta cần phải “ Biết địch- Biết ta”. “Biết địch” ở đây nên được hiểu theo nghĩa rộng: Bối cảnh chung như kinh tế vĩ mô, các chính sách của Chính phủ có liên quan, xu thế của thị trường, các kênh đầu tư khác….rồi mới tới đối thủ cạnh tranh, khách hàng.

Về kinh tế vĩ mô, vì Covid, đang từ 7,02% năm 2019 GDP lao xuống còn 2,91% năm 2020 và mới ngày hôm qua 14/9/2021 Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ Trưởng Bộ KH &ĐT nhận định GDP năm nay có thể chỉ đạt 3,5-4.0 % nếu cuối tháng 9 khống chế được dịch bệnh. BĐS vốn là lĩnh vực mà sự thăng trầm của nó luôn gắn liền sự thăng trầm của kinh tế vĩ mô, vậy nên nhận định BĐS đang trong cơn ‘bĩ cực’ là hoàn toàn logic và biện chứng. 

Xét về thứ tự ưu tiên, thì song hành với ưu tiên chống và dập dịch là ổn định xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô sau đó mới là phát triển, vậy nên BĐS chỉ có thể ‘thái lai’ khi kinh tế vĩ mô hồi phục trở lại. Dù GDP năm 2021 dự kiến đạt 3,5-4.0%, cao hơn mức 2,91% của năm 2020 nhưng, thị trường BĐS những tháng cuối  năm 2021 và cả năm 2022 sẽ khó khăn hơn 2020. Vì sao ư ?  do tính chất “thăng”- “trầm” của BĐS luôn gắn liền với GDP với độ trễ thông thường hơn 12 tháng. Hãy lấy thực tế diễn biến của thị trường trong giai đoạn trước  đó làm viện dẫn. GDP của giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2009 lần lượt là 5,66% và 5,32%, sau đó giai đoạn 2010 và 2011 GDP tương đối “sáng” ở mức 6,42% và 6,24% nhưng tông màu của bức tranh BĐS không “tươi” mà đan xen sáng tối lẫn lộn, giá lên - xuống đó đây, “sốt” cục bộ lỗ chỗ  – có cái gì đó giông giống thị trường 2019-2020 vừa qua, ai trong cuộc chắc cảm nhận được !  Thị trường BĐS chỉ thực sự tồi tệ vào những tháng cuối năm 2012 và cả năm 2013 khi đó GDP vẫn đang rất “ổn” ở mức 6, 25% và 6,42%.

Cả lý thuyết và thực tế đều đã chứng minh rằng thị trường BĐS Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào tăng trưởng tín dụng. Có những lập luận cho rằng BĐS thời nay đã khác, không còn bị tác động mạnh từ của việc thắt chặt tiền tệ mang tính giật cục như giai đoạn trước. Đúng vậy ! tăng trưởng tín dụng liền 3 năm 2008-2010 chót vót ở mức 30%, 37,7 và 27,6% sau đó đột ngột giảm về mức 10,9%, 8,85% và 12,52% cho các năm 2011-2013. Không còn nghi ngờ gì nữa, thắt chặt tín dụng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thị trường BĐS 2012-2013.

[Series] Người trong cuộc BĐS nên làm gì trong hoàn cảnh hiện nay? - Ảnh 1

Giai đoạn 2014-2018 thị trường BĐS tăng trưởng rất tốt, lý giải về điều này thì ngoài việc dòng tiền bắt đáy đổ vào mạnh do giá BĐS năm 2013 giảm tới 30-50% thì sự tăng dần của tăng trưởng tín dụng từ 14,16% năm 2014 lên 18,25% và 18,24% năm 2016 và 2017…là lý do chính. Từ 2018 tới nay, dòng tiền tín dụng vào nền kinh tế giảm dần còn 13,3% năm 2018 còn 12,13% năm 2020, 8 tháng đầu năm 2021 co số này khiêm tốn ở mức đạt 7,4%....Như vậy, không thắt chắt đột ngột như giai đoạn trước, tăng trưởng tín dụng giai đoạn này đã và đang bị thắt từ từ, rất từ từ …. kéo theo thị trường BĐS cũng “êm ái” trượt trên con dốc dài từ những tháng cuối năm 2018 tới nay vẫn chưa tới chân dốc.

Ở phần trên ta đã thấy mối liên hệ gắn kết giữa tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế và sự thăng trầm của thị trường BĐS, nhưng đó chỉ bề nổi, phần chìm của tảng băng mới là phần quyết định.  Đó là tăng trưởng tín dụng vào BĐS đã và đang giảm rất mạnh, cụ thể năm 2018 tỷ lệ này là 26,76% cao gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung là 13,3%; năm 2019 giảm xuống còn 21,53% vẫn còn cao hơn nhiều tỷ lệ tăng trưởng chung là 13,65%; tới 2020 tỷ lệ này bị kéo xuống chỉ còn 11,89% thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung cho cả kinh tế là 12,13%. ( ông Nguyễn Tuấn Anh- Vụ Trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế- NHNN). Tăng trưởng tín dụng vào BĐS năm 2021 vẫn đang bị thắt chặt, bằng chứng là 4 tháng đầu năm tỷ lệ này là 4,83% và ở cuối 6 tháng tăng trưởng tín dụng vào BĐS thấp hơn đà tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế là 5,1%. Tại văn bản giải trình ý kiến của Đại biểu quốc hội (ĐBQH) Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị  trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội Kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng khẳng định NHNN đã và đang kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực BĐS.

Trái phiếu doanh nhiệp đã từng là ‘cửa sinh’ cứu thị trường BĐS trong giai đoạn đầu của quá trình thắt chặt tín dụng của NHNN (2018-2019). Năm 2018 tăng trưởng TPDN chiếm 9,01% GDP, tăng lên 11,26% GDP vào cuối năm 2019 và nhảy vọt lên 15,01% GDP vào năm 2021- tăng gấp đôi so với tỷ lệ mục tiêu là 7% GDP trong “ Chiến lược phát triển thị trường TPDN 2017-2020 tầm nhìn 2030 ” của Chính phủ. Với qui định ‘ thông tiền thoáng hậu’ của nghị định 163/2018, các doanh nghiệp thi nhau huy động vốn, với lãi suất cao gấp đôi, thậm chí gần gấp 3 lãi suất huy động của ngân hàng. Nghị định 81/2020 đã thu hẹp ‘cửa sinh’ nhưng vẫn không kìm được cơ khát vốn của các doanh nhiệp khi phát hành TPDN bằng mọi giá chỉ cần có tiền ….cuối cùng, nghị định 153/2020 ngày 31/12/2020 hiệu lực ngày ngày 1/1/2021 gần như chặn đứng nguồn vốn tiếp viện, bù đắp cho sự thiếu hụt nghiêm trọng từ nguồn vốn tín dụng truyền thống đang bị thắt chặt vào thị trường.

 Thị trường BĐS phụ thuộc khá nhiều vào sức khỏe của các doanh nghiệp BĐS. Ngay sau “cú đánh phủ đầu” của Covid đã có tới 94,1% doanh nghiệp BĐS ngừng hoạt động ( theo Báo cáo của Ông Trần Nam- Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, chủ tịch Hiệp hội BĐS tại Hội thảo “ Giải pháp phục hồi thị trường BĐS hậu Covid 19” do Báo Xây dựng tổ chức, ngày 12/6/2020 tại Hà Nội). Chịu đựng từ đầu năm 2019 nhiều doanh nghiệp đã tuyên bố hoặc lẳng lặng rút lui khỏi thị trường, số khác thì tuyên bố “ngủ đông”, tới nay, có thể nói doanh nghiệp BĐS nào còn sống thì cũng đã ‘sức cùng, lực kiệt’. Thông tư 01/2020 sau đó là 03/2021 và nay là thông tư 14/2021 sửa đổi thông tư 01/2020 của NHNN với sự nới rộng thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữa nguyên nhóm nợ … tới 30/6/2022 mang ý nghĩa như là bình ô xi giúp kéo dài sự sống của doanh nghiệp mà thôi.

[Series] Người trong cuộc BĐS nên làm gì trong hoàn cảnh hiện nay? - Ảnh 2

Đã từng có một lực kéo thị trường BĐS đó là lãi suất tiền gửi giảm và duy trì ở mức thấp, tạo tâm lý và hành động rút tiền tiết kiệm sang đầu tư mua đất nhằm giữ giá đồng tiền và tìm kiếm cơ hội gia tăng tài sản. Tuy nhiên, dịch bệnh kéo dài, nỗi lo cơm áo gạo tiền lớn, dẫn tới lẫn át, cản trở và bẻ gãy xu thế chuyển hướng của dòng tiền tiết kiệm sang BĐS.

Trong "Báo cáo sức khoẻ tài chính và ngân hàng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương" của Backbase uỷ quyền cho Forrestet Consulting thực hiện công bố có tới 67% người Việt cảm thấy căng thẳng về tài chính trong đó có tới 62% "ngập" trong nợ nần, ở một báo cáo khác đó là kết quả của khảo sát về việc làm và thu nhập của người lao động - do Ban nghiên cứu và phát triển kịn tế tư nhân do báo VnExpress thực hiện hồi tháng 8/2021 cho thấy có tới 62% trong số 69.132 độc giả trả lời mất hoặc đứt việc làm (mất việc từ dưới 1 tháng cho tới 6 tháng, trong đó có tới 15% mất việc trên 6 tháng. Cũng trong báo cáo này, 50% số người mất việc, mất việc chỉ đủ tiền trang trải cuộc sống dưới 1 tháng, chỉ có 4,4% số người được hỏi đủ tiền tích trữ sống trên 6 tháng. Chắc chắn rằng, có nhiều người trong 2 cuộc khảo sát trên đã từng là nhà đầu tư BĐS đang mua trả góp hay ít nhất có ý định mua nhà để ở...Tất cả những điều trên trực tiếp hay gián tiếp đều tác động đến thị trường BĐS.

Chính phủ đẩy mạnh các hoạt động thanh- kiểm tra, rà soát các dự án, nhiều dự án bị tính lại giá quyền sử dụng đất, bị thu hồi, thậm chí hàng loạt “quan” khắp các tỉnh/thành từ TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương …. về tới thủ đô rồi lan sang các bộ/ngành- vốn chẳng liên quan gì tới BĐS như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng…. vướng lao lý vì đất đã làm “ rụt vòi”, tạo tâm lý thận trọng khi xem xét cấp mới dự án. Bối cảnh này đã được các chủ đầu tư dự án hiện hữu chớp thời cơ, với sự tiếp tay của đội ngũ truyền thông hùng hậu PR rầm rộ tạo nên sự khan hiếm giả tạo đồng thời kết hợp với các diệu kế bán hàng như “cam kết lợi nhuận”, “hỗ trợ lãi suất”, “mua nhà 0 đồng” ….vv đẩy giá BĐS tại các dự án mới lên cao gấp đôi, gấp 3 trong cùng một khu vực, thậm chí trong cùng một dự án giá giai đoạn sau cũng gấp rưỡi, gấp đôi các giai đoạn trước trong thời gian ngắn …. làm gia tăng khoảng cách dẫn tới ngắt “cầu dao" giữa cung vào cầu- gây đóng băng thanh khoản. 

Mời các bạn đón xem: 

Series: Người trong cuộc BĐS nên làm gì trong hoàn cảnh hiện nay ?

Bài 2: “…..Biết ta”

 

NẾU BẠN SỬ DỤNG SHARE, LẤY LẠI VUI LÒNG GHI RÕ NGUỒN: "THEO DIỄN ĐÀN NGƯỜI MUA NHÀ - HTTP://NGUOIMUANHA.VN"

0

Bình luận

Tiết kiệm năm 25 tuổi… 100 tuổi mới mua được nhà

Ở tuổi 25, bạn có công việc ổn định, bắt đầu tiết kiệm, và nghĩ rằng chỉ cần chăm chỉ một vài năm là đủ tiền mua nhà? Rất tiếc, thực tế thị trường bất động sản không đơn giản như vậy. Với tốc độ tăng giá nhà hiện nay, hành trình “an cư” đang trở thành một cuộc đua khốc liệt mà phần đông người trẻ có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Xem thêm
Tiết kiệm năm 25 tuổi… 100 tuổi mới mua được nhà - 1

Nhà giá rẻ cho người trẻ không phải một giấc mơ, mà là bài toán tất yếu của hiện thực đô thị

Bạn không thể mãi nói về giấc mơ an cư trong khi người dân phải vay mượn cả họ hàng để mua căn hộ đầu tiên. Bạn hiểu rõ: nhà không chỉ là mái che – mà là nền tảng để một thế hệ ổn định, làm việc, lập gia đình, đóng góp cho xã hội. Nhưng mỗi lần muốn làm khác đi, bạn lại đối mặt với một mê cung cơ chế. Xem thêm
Nhà giá rẻ cho người trẻ không phải một giấc mơ, mà là bài toán tất yếu của hiện thực đô thị - 1

Cách nhận diện "ngọn cờ đầu tư" bất động sản

Với kinh nghiệm đầu tư BĐS của mình Cường nhận ra đi đầu tư BĐS, việc xác định đúng ngọn cờ đầu tư giống như chọn đúng cánh buồm để đón gió ra khơi. Xem thêm
Cách nhận diện "ngọn cờ đầu tư" bất động sản - 1

Ngỡ ngàng nhiều căn nhà phố trung tâm Hà Nội đã vượt mốc 700 triệu đồng/m2

Bạn đã bao giờ mơ được sống tại phố cổ Hà Nội? Dạo bước dưới những tán cây xà cừ, ngắm phố phường cổ kính, sáng đi bộ ra Hồ Gươm, tối uống trà chanh vỉa hè? Nghe thì lãng mạn đấy, nhưng thực tế có thể khiến bạn… tỉnh mộng ngay lập tức khi nhìn vào bảng giá nhà hiện nay. Xem thêm
Ngỡ ngàng nhiều căn nhà phố trung tâm Hà Nội đã vượt mốc 700 triệu đồng/m2 - 1

Thị trường nhà ở nghẹt thở vì giá: Nên mua nhà hay lấy vợ trước?

Thị trường bất động sản đang bước vào thời kỳ mà dân gian hay gọi là: “nghẹt thở vì giá”. Nhà mặt phố trung tâm Hà Nội chạm mốc 700 triệu đồng/m², trong khi nhiều chung cư vùng ven cũng không dưới 40 – 50 triệu/m². Giữa cơn bão giá ấy, một câu hỏi tưởng đùa mà thật khiến hàng vạn thanh niên phải gãi đầu suy nghĩ: Xem thêm
Thị trường nhà ở nghẹt thở vì giá: Nên mua nhà hay lấy vợ trước? - 1

Bất động sản đang ấm dần - nhưng không phải cho tất cả

Quý I/2025 khép lại với những tín hiệu khởi sắc đầu tiên sau hơn một năm dài bất động sản rơi vào trạng thái “tắt tiếng”. Ngoại trừ một vài dự án cao cấp do các ông lớn hoặc nhà đầu tư nước ngoài làm, phần còn lại gần như đứng im – không mở bán, hạn chế giao dịch, không mấy ai dám ra quyết định. Xem thêm
Bất động sản đang ấm dần - nhưng không phải cho tất cả - 1

'Phủ Xanh, Sống Chất' rầm rộ khắp 30 tỉnh thành, hàng nghìn người hào hứng trải nghiệm xe điện VinFast

Những ngày qua, không khí tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đang được hâm nóng bởi chuỗi sự kiện "Phủ Xanh, Sống Chất" do VinFast tổ chức. Hàng nghìn khách hàng đã có dịp được trải nghiệm tận tay bộ 3 xe điện nhà VinFast đang làm mưa làm gió trên thị trường cũng như cập nhật những ưu đãi "có một không hai" giúp việc lên đời xe điện dễ hơn bao giờ hết. Xem thêm
'Phủ Xanh, Sống Chất' rầm rộ khắp 30 tỉnh thành, hàng nghìn người hào hứng trải nghiệm xe điện VinFast - 1

Kiểm nghiệm góc nhìn 4 năm trước về Biệt thự nghỉ dưỡng ven đô.

Hôm qua, họp lớp cấp 3 tại Flamingo Đại Lải- Vĩnh Phúc gặp nhau trong không gian sang chảnh và Chill… Xem thêm
Kiểm nghiệm góc nhìn 4 năm trước về Biệt thự nghỉ dưỡng ven đô.  - 1

Luồn cọc, cắt máu và sự tử tế trong ngành bất động sản

Hôm nay thấy có câu chuyện môi giới thổ cư tố chủ nhà cắt tiền hoa hồng hot quá (dù có 1 vài chi tiết có vẻ chưa hợp lý) nhưng thôi nhân dịp thì bình luận 1 tí. Xem thêm
Luồn cọc, cắt máu và sự tử tế trong ngành bất động sản - 1

"Tôi đã phải mua nhà, không thể chờ thêm được nữa!"

Tôi từng nghĩ, mình có thể đợi thêm. Có thể dành dụm nhiều hơn, có thể chờ đợi một cơ hội tốt hơn để mua nhà. Xem thêm
"Tôi đã phải mua nhà, không thể chờ thêm được nữa!"  - 1

TP.HCM vừa chính thức ra tay giải cứu hàng loạt dự án lớn đang “mắc cạn”, 39-39B Bến Vân Đồn chuẩn bị cấp sổ đỏ

Sau bao năm chờ đợi, cuối cùng cũng thấy ánh sáng cuối đường hầm cho những ai mua nhà ở các dự án bị “treo sổ”! 🏡 Xem thêm
TP.HCM vừa chính thức ra tay giải cứu hàng loạt dự án lớn đang “mắc cạn”, 39-39B Bến Vân Đồn chuẩn bị cấp sổ đỏ - 1

Từ Hoàng thành xưa đến khu Quan Văn – Quan Võ: Dấu ấn Đại Việt được tái hiện sống động tại Sun Mega City

Không chỉ “gói ghém” di sản kiến trúc và những câu chuyện lịch sử, khu Quan Văn - Quốc Tử Giám, khu Quan Võ  và Thao trường được Sun Group tâm huyết phỏng dựng tại Sun Mega City. Với cảm hứng từ đời sống văn hóa của thời đại Lý-Trần, dự án kỳ vọng khơi nguồn tự hào dân tộc và hướng tới trở thành điểm đến du lịch, văn hóa, giáo dục tầm cỡ, lan tỏa giá trị truyền thống dân tộc. Xem thêm
Từ Hoàng thành xưa đến khu Quan Văn – Quan Võ: Dấu ấn Đại Việt được tái hiện sống động tại Sun Mega City - 1

Tưng bừng lễ ra quân tổ hợp cao tầng The Pathway, kích hoạt “bom tấn” đầu tư mùa hè tại Sầm Sơn

Là tổ hợp căn hộ cao tầng sát biển đầu tiên tại Sầm Sơn, sự trở lại của The Pathway cùng các tòa tháp mới ngay lập tức tạo sức nóng cho thị trường. Lễ ra quân dự án ngày 24/4 diễn ra sôi động, quy tụ gần 600 chuyên viên kinh doanh, kỳ vọng “châm ngòi” cho mùa hè bùng nổ của làn sóng đầu tư căn hộ nghỉ dưỡng biển phía Bắc. Xem thêm
Tưng bừng lễ ra quân tổ hợp cao tầng The Pathway, kích hoạt “bom tấn” đầu tư mùa hè tại Sầm Sơn - 1

Đề xuất iảm 70% thủ tục để đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội: Chính phủ mở đường cho người thu nhập thấp sở hữu nhà?

Chính phủ đã đưa ra một đề xuất đột phá nhằm giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp, người lao động và các đối tượng có nhu cầu nhà ở xã hội. Xem thêm
Đề xuất iảm 70% thủ tục để đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội: Chính phủ mở đường cho người thu nhập thấp sở hữu nhà?  - 1

🔥 Chung cư cao cấp nhưng quỹ bảo trì thành "sổ riêng" của BQT: Chuyện quỹ bảo trì ở Golden Mansion bị "rút ruột" 45 tỷ đồng

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đều nghĩ rằng, khi mua một căn hộ tại một khu chung cư cao cấp như Golden Mansion, chúng ta không chỉ nhận được một ngôi nhà đẹp mà còn là sự an tâm về những dịch vụ chung như bảo trì, quản lý, sửa chữa… Nhưng thật sự, điều gì sẽ xảy ra khi lòng tin bị phản bội? Xem thêm
🔥 Chung cư cao cấp nhưng quỹ bảo trì thành "sổ riêng" của BQT: Chuyện quỹ bảo trì ở Golden Mansion bị "rút ruột" 45 tỷ đồng  - 1

Tiến độ đô thị nghỉ dưỡng Sun Group Nam Hà Nội: Nhiều hạng mục vượt mốc 90%

Trên đại công trường Sun Urban City Hà Nam, hàng nghìn công nhân được huy động thi công nhằm đưa dự án về đích đúng tiến độ, đặc biệt sẽ “trình làng” loạt tiện ích đẳng cấp trong tháng 5/2025, bàn giao những căn nhà đầu tiên cho cư dân vào tháng 6. Xem thêm
Tiến độ đô thị nghỉ dưỡng Sun Group Nam Hà Nội: Nhiều hạng mục vượt mốc 90% - 1

Hà Nội bỏ túi thêm 237 dự án nhà ở: Cơ hội an cư cho hàng trăm nghìn gia đình!

Tin cực vui cho những ai đang săn nhà ở Hà Nội: Thành phố vừa chính thức cập nhật 237 dự án mới vào kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021–2025. Với đợt cập nhật này, thị trường chuẩn bị đón hơn 321.000 căn hộ mới, từ chung cư thương mại tới nhà ở xã hội. Xem thêm
Hà Nội bỏ túi thêm 237 dự án nhà ở: Cơ hội an cư cho hàng trăm nghìn gia đình! - 1

Mua màu hồng, nhận màu xám: Kinh nghiệm mua nhà hình thành trong tương lai

Lưu ý: Đây là kinh nghiệm cá nhân, không áp dụng cho tất cả mọi trường hợp hay dự án hiện tại tại Việt Nam vì cũng đã và đang có nhiều dự án tốt và trúng lớn, uy tín. Mình không có ý công kích hay đạp đổ chén cơm của ai (hoặc là của HT), bài viết này đơn giản là chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi mua nhầm của mình, hy vọng sẽ giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn khi bước vào cuộc chơi mua nhà dự án. Xem thêm
Mua màu hồng, nhận màu xám: Kinh nghiệm mua nhà hình thành trong tương lai  - 1

308 căn hộ Hope Residences được mở bán: Cơ hội an cư ngay trung tâm Long Biên với mức giá "không thể hợp lý hơn"

Thị trường bất động sản Hà Nội vừa đón nhận tín hiệu tích cực khi dự án nhà ở xã hội Hope Residences tại phường Phúc Đồng, quận Long Biên chính thức mở bán 308 căn hộ với mức giá chỉ từ 16 triệu đồng/m². Xem thêm
308 căn hộ Hope Residences được mở bán: Cơ hội an cư ngay trung tâm Long Biên với mức giá "không thể hợp lý hơn" - 1

Đầu tư bất động sản: Bạn chọn con tim hay nghe pháp lý

Trong thế giới bất động sản, người ta thường truyền tai nhau nhiều “câu chuyện tình” lãng mạn: một mảnh đất ven sông thơ mộng như tranh thủy mặc, một căn hộ view thành phố lấp lánh như sao trời, hay một khu biệt thự nghỉ dưỡng ẩn mình giữa đồi xanh gió mát… Xem thêm
Đầu tư bất động sản: Bạn chọn con tim hay nghe pháp lý  - 1

Toà nhà "chói nhất" quận Nam Từ Liêm mở bán đợt cuối

“Hào quang rực rỡ” không chỉ là tên của một bộ phim hay câu nói cửa miệng của giới trẻ, mà còn là cụm từ để miêu tả vẻ ngoài có phần “chói chang” của dự án chung cư QMS Top Tower (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Xem thêm
Toà nhà "chói nhất" quận Nam Từ Liêm mở bán đợt cuối - 1

T&T Group khởi công xây dựng hai công trình nhà ở xã hội tại Vĩnh Long

Ngày 28/4, UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Tập đoàn T&T Group tổ chức khởi công xây dựng 2 công trình nhà ở xã hội và 1 tòa khách sạn cao 10 tầng, tại Dự án Khu dân cư Phước Thọ 1 & 2 (phường 3, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Xem thêm
T&T Group khởi công xây dựng hai công trình nhà ở xã hội tại Vĩnh Long - 1

Sài Gòn 50 Năm: Thị trường BĐS với những cái “NHẤT” đầy tự hào

Năm 2025 đánh dấu 50 năm thống nhất đất nước, và TP. Hồ Chí Minh (Sài Gòn) đã khẳng định vị thế là trái tim kinh tế, văn hóa, và bất động sản (BĐS) của Việt Nam. Xem thêm
Sài Gòn 50 Năm: Thị trường BĐS với những cái “NHẤT” đầy tự hào - 1

Thị Trường Bất Động Sản TP.HCM: Tình Trạng Tồn Kho Cao Cấp Và Những Vấn Đề Đang Chờ Giải Quyết

TP.HCM, Quý I 2025: Thị trường bất động sản TP.HCM hiện đang phải đối mặt với tình trạng tồn kho bất động sản cao cấp và hạng sang, điều này không chỉ phản ánh khó khăn trong nền kinh tế hiện tại mà còn là dấu hiệu rõ rệt về sự mất cân đối trong cung - cầu của thị trường. Đây là một cảnh báo cho các nhà phát triển bất động sản về nhu cầu phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh nếu không muốn tình trạng này kéo dài. Xem thêm
Thị Trường Bất Động Sản TP.HCM: Tình Trạng Tồn Kho Cao Cấp Và Những Vấn Đề Đang Chờ Giải Quyết  - 1

Sóng gió tài chính 2024: Địa ốc Hưng Phú lỗ ròng gần 5,2 tỷ đồng

2024 không phải là một năm thành công đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Hưng Phú khi công ty công bố kết quả tài chính với khoản lỗ ròng gần 5,2 tỷ đồng. Xem thêm
Sóng gió tài chính 2024: Địa ốc Hưng Phú lỗ ròng gần 5,2 tỷ đồng - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết