Mỗi sáng, Tuấn đun nước bằng ấm điện, bật bếp từ nấu ăn, vừa sạc xe máy điện, vừa để máy lọc không khí, máy giặt kiêm sấy và loa nghe nhạc chạy cùng lúc. Anh nghĩ: "Mình đâu có xài gì ghê gớm, chừng ấy đồ điện thì nhà nào giờ chẳng có".
Cho đến một buổi chiều đầu tháng Bảy, khi mẹ anh qua trông cháu, cắm nồi cơm điện rồi ngồi đọc báo. Chưa đầy 10 phút sau, tiếng "bụp" vang lên từ bức tường sát bếp kèm mùi khét lẹt. Ổ cắm cháy đen, dây điện chảy nhựa, vết khói bám dài lên tận trần nhà. May là mẹ Tuấn phản ứng kịp, ngắt cầu dao, mở cửa thoát khói.
Lúc gọi thợ đến kiểm tra, anh mới chết sững: hệ thống điện trong nhà vẫn là dây đơn lõi đồng 1.5mm², thiết kế từ năm 1997, hoàn toàn không đủ tải cho các thiết bị hiện đại. Các ổ cắm bị oxy hóa, nhiều công tắc đã phát sinh điện trở cao chỉ cần bật hai thiết bị công suất lớn cùng lúc là sinh nhiệt mạnh, đủ gây cháy.
Chưa hết, đường dây vẫn đi âm tường nhưng không có ruột bảo vệ, và đặc biệt là không có thiết bị chống dòng rò (ELCB) thứ mà giờ gần như bắt buộc ở mọi căn hộ mới.
Tuấn không ngờ rằng chính vẻ cũ kỹ đầy hoài niệm ấy lại tiềm ẩn rủi ro lớn đến vậy. Một cú "tiếc tiền thay dây", một lần chủ quan với ổ cắm cũ… suýt đổi lấy cả tính mạng mẹ mình.
Và nếu bạn đang đọc đến đây, mình chỉ muốn nhắn thêm:
Thay vì đi thả ha ha dạo trên mạng xã hội, thì hãy dành thời gian mà tìm hiểu về hệ thống điện và các thông số của thiết bị điện trong nhà mình để sử dụng cho an toàn.
Máy lạnh, bếp từ, ô tô điện… các nhà sản xuất đều công bố công suất rất rõ ràng. Dùng không đúng thiết bị, dây không đủ tải, cầu dao không đủ ngắt – cháy là chuyện chắc chắn xảy ra, không phải chuyện "xui".
Nếu bạn kéo sợi dây dẫn chỉ chịu được 2kW để dùng cho các thiết bị vượt xa mức đó, rồi dây cháy gây hoả hoạn, thì đừng đổ lỗi cho thiết bị điện. Lỗi là ở người sử dụng đã chủ quan và cẩu thả với chính căn nhà của mình.